Thị trường cá cảnh có khá nhiều loại, một trong số đó phải kể đến những chú cá đĩa. Với màu sắc sặc sỡ, hoa văn nổi bật đã khiến cho những chú cá này được yêu thích đến vậy. Hãy cùng Bể Cá Mạnh Tuấn tìm hiểu về loài cá này dưới đây nhé!
Tổng quan về Cá Đĩa
Cá Đĩa là một loài cá thuộc họ cá Rô phi Cichlidae, chúng có tên khoa học là Symphysodon và tên tiếng Anh thông dụng của chúng là Discus. Loài cá này sở hữu một ngoại hình vô cùng đẹp mắt, bởi vì thế mà người Hoa còn gọi chúng là “Ngũ Sắc Thần Tiên” và tôn chúng lên làm “Nhất Đại Mỹ Ngư” – Loài cá đẹp nhất để nuôi làm cảnh trong nhà.
Loài cá Đĩa có nguồn gốc xuất xứ từ những nhánh nhỏ của sông Amazon ở Nam Mỹ, nơi có nhiều loài cá cảnh độc, lạ và đẹp mắt. Loài cá này được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu, bởi từ những năm 2000 thì chúng được đã nhiều người tìm mua và nuôi làm cảnh.
Tuy nhiên, thời đó số lượng của chúng chưa nhiều, việc tìm mua khá khó khăn khiến cho giá thành của chúng cũng ở mức cao. Tuy nhiên, ngày nay thì loài cá này ở nước ta rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các cửa hàng cá cảnh.
Đặc điểm hình dáng của cá đĩa
Một chú cá Đĩa khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 15 – 20cm, nặng từ 300 – 500g, thân hình của chúng có dạng như một chiếc dĩa, bề ngang rất dẹp, miệng nhỏ, mang to, mắt lồi, dưới bụng có cặp vây dài và ngoài tự nhiên thì chúng thường sống theo bầy đàn khá đông. Do đó, khi nuôi cảnh thì bạn cũng nên nuôi số lượng lớn, để hình thành đàn và giúp chúng phát triển ổn định.
Màu sắc của chúng rất đa dạng và rất sặc sỡ, thêm vào đó chúng có khả năng kết hợp giữa màu sắc và hoa văn khiến cho chúng càng trở nên nổi bật hơn. Hoa văn của chúng không chỉ có ở trên thân mà còn có cả ở trên vây, đuôi… Màu sắc phổ biến nhất của loài cá này có thể là màu xanh lá, đỏ, nâu, vàng, xanh coban, xanh dương…
Cách phân biệt giới tính của cá
- Con đực sẽ có dáng to hơn, vây bụng xệ, đầu trông hơi gù. Bùng dưới sát vây và đặc biệt “đầu gấu” hơn so với cá cái.
- Con cái sẽ có dáng nhỏ hơn, thân hình về phía sau hơi cong, nhọn.
Đặc điểm sinh sản của cá Đĩa
Nếu như loại cá rồng cảnh, người nuôi phải tự tách cặp. Thì đối với những anh bạn này, chúng sẽ tự bắt cặp với nhau trong khoảng 7-10 ngày. (nên chọn những con to đẹp, sống trong cùng một lồng kính nhé)
Sau khi bắt cặp, chúng sẽ tự tách ra một góc bể và làm nơi sinh đẻ. Cá đẻ trứng từ dưới lên, đầu chúc xuống 45 độ. Lúc này cá đực cũng theo đó tiết tinh để thụ tinh với trứng.
Trung bình mỗi con cái có khoảng từ 80 đến 200 trứng, thậm chí lên đến 400 trứng. Sau khoảng 24 đến 48h những trứng bị hỏng sẽ chuyển thành màu trắng đục, những trứng được thụ tinh thành công sẽ chuyển sang màu đỏ xám. Sau 72h sẽ nở ở nhiệt độ từ 28 – 30oC.
Chăm sóc và nuôi cá
Việc nuôi một đàn cá Đĩa trong bể cá nhà mình đang là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay. Do đó, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm giúp cho quá trình nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Bể cá và nguồn nước
Cá dĩa có kích thước khá lớn, cùng với đó là chúng thường sống theo bầy đàn thế nên bạn cần nuôi với số lượng từ 5 con trở lên. Do đó bạn cần chuẩn bị một cái bể có kích thước phù hợp để chúng thoải mái bơi lội. Thể tích tối thiểu của bể cá bạn nên chọn tối thiểu khoảng 90 lít.
Thêm vào đó, nước trong bể cá cần phải sạch, trong, vì thế mà bạn cần phải trang bị thiết bị lọc nước ổn định, sục nhẹ khoảng 2 ngày/lần để loại bỏ clo trong nước và tăng cường oxy.
Thêm vào đó bạn cần lưu ý môi trường sống lý tưởng của cá Đĩa như sau:
- Nhiệt độ thích hợp nhất trong bể cá là từ 28 – 30 độ C.
- Độ pH là từ 6.5 – 7 cho cá cảnh và từ 6.2 – 6.5. cho cá sinh sản.
- Độ cứng nước dH là từ 6 – 8 cho cá con, 4 – 6 cho cá sinh sản.
Ngoài ra bạn nên trang trí thêm nhiều loài cây thủy sinh, cây cối, hòn đá giúp tạo môi trường sống tốt nhất cho cá.
Hệ thống lọc cho bể nước
Khi trang bị hệ thống lọc cho bể cá Đĩa, thì bạn nên chọn lọc sinh học, các chất được lọc từ than bùn bởi loài này có khả năng hấp thụ canxi và giải phóng hidro rất tốt, sẽ tạo điều kiện sống cho cá tốt nhất.
Ánh sáng cho bể cá
Để giúp bể cá trở nên nổi bật và long lanh thì ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, lượng ánh sáng cho bể cá cần vừa phải, bởi nếu ánh sáng quá mạnh thì nguồn nước nhanh bị đục do tảo phát triển mạnh. Từ đó có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cá.
Chăm sóc cá sinh sản
Khi có nhu cầu cho cá Đĩa sinh sản, thì ban đầu bạn cần chọn ra những cặp bố mẹ khỏe mạnh, màu sắc nổi bật như vậy con của chúng mới được thừa hưởng những đặc điểm nổi bật của chúng.
- Bạn nên chuyển cặp bố mẹ sang bể cá riêng, sục khí, thay nước và vệ sinh bể hằng ngày để tạo môi trường sống cho cá.
- Sử dụng gạch nung đã qua khử trùng để làm giá đẻ cho cá, cá sẽ đẻ trứng vào đó và trứng sẽ được thụ tinh, trứng sẽ nở sau khoảng 2 – 3 ngày và bám vào cơ thể bố mẹ sau 4 ngày.
- Cho cá bố mẹ ăn trùn chỉ hoặc các loại thức ăn chuyên dùng cho cá.
Phòng bệnh cho cá đĩa
Trong quá trình nuôi dưỡng, loài cá này cũng có thể mắc phải một số bệnh lý gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, ngoại hình của cá. Dưới đây là một số bệnh lý và cách điều trị mà bạn có thể tham khảo qua.
- Cá Đĩa bị đục mắt: Nguyên nhân chủ yếu là do nước bị bẩn, ô nhiễm, thức ăn bị ô nhiễm… Lúc này bạn cần vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ lại bể cá, sử dụng thuốc Tetracyclin pha với nước rồi để vào bể cá, tăng nhiệt độ bể lên 33 – 35 độ C, cho thêm ít muối vào bể để khử trùng, giảm viêm, tắt lọc nước và kiểm tra cá thường xuyên. Thay nước mới khi cá đã ổn định.
- Cá bị tiêu đen: Khi bị bệnh này sẽ khiến cho cá bị mất thẩm mỹ, nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn thừa chất, nhiệt độ, độ ẩm không ổn định. Để điều trị thì cần duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, đặc biệt là ánh sáng và độ pH.
- Cá bị đốm trắng: Đốm trắng là hiện tượng bệnh ngoài da do các động vật ký sinh trùng gây ra. Bệnh xuất hiện các đốm trắng từ nhỏ tới lớn trên thân và vây cá. Chúng có thể lây ra toàn thân sau một thời gian dài, kèm theo nấm, khiến cá bỏ ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. Để chữa trị bệnh này, bạn nên cách ly chúng vào bể riêng, hòa thuốc đỏ mercurochrom 2% vào trong 24h. Lặp lại sau 3, 4 ngày.
Các loại cá đĩa đẹp trên thị trường và giá bán
Tại thị trường Việt Nam, cá đĩa được phân làm 7 dòng chính và rất được ưa chuộng. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về 7 dòng này ngay dưới đây.
Cá đĩa đỏ
Cá đĩa đỏ là loài cá đĩa đang được ưa chuộng hiện nay. Với cơ thể đỏ rực lửa, mũm mĩm cá đĩa đỏ mang đến cho bạn cảm giác thích thú, nổi bật ngay trong lồng kính chứa đầy nước. Vây cá có màu trắng, trong suốt làm phản chiếu lên màu sắc bắt mắt và thu hút người xem.
- Kích thước 6 – 8cm: Có giá dao động từ 200.000 – 210.000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10cm: Có giá dao động từ 210.000 – 290.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 290.000 – 550.000 đồng/con.
Cá đĩa xanh
Cá đĩa xanh xuất phát từ chủng cá đĩa thuần chủng. Với màu sắc đẹp mắt, như phát sáng vào đêm tối. Cá đĩa xanh mang đến cho người xem cảm giác nhẹ nhàng, với toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi màu xanh dương nổi bật.
- Kích thước 6 – 8cm: Có giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10cm: Có giá dao động từ 300.000 – 330.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 330.000 – 550.000 đồng/con.
Cá đĩa bồ câu
Cái tên gọi bồ câu xuất phát từ hình dạng bên ngoài của loài cá này. Cơ thể chúng được bao bọc bởi hai màu sắc chủ đạo là trắng và đỏ cam. Xen kẽ những đường vân đỏ là những đốm trắng nổi bật, tạo hình độc đáo, lớp vây lưng nổi bật như bộ lông của những chú bồ câu xù. Khi được nuôi trong bể kính trong suốt, chúng mang đến vẻ đẹp độc đáo, đáng yêu và năng động.
- Kích thước từ 6 – 8cm: Có giá dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/con.
- Kích thước từ 9 – 10cm: Có giá dao động từ 250.000 – 330.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 330.000 – 550.000 đồng/con.
Cá đĩa vàng
Cá đĩa vàng nổi bật bởi sắc màu vàng trên cơ thể, cũng có thể xen kẽ những đốm trắng, tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho loài cá này. Sự kết hợp giữa sắc vàng của cá cùng màu xanh của lá cây, rêu xanh trong bể, khiến loài cá càng trở nên nổi bật, thu hút ánh mắt của rất nhiều dân chơi cá cảnh.
Để những chú cá đĩa vàng trở nên nổi bật, bạn nên chọn bể có phông màu tối như xanh đậm hoặc mua các loài thủy sinh đậm màu để trang trí.
- Kích thước 6 – 8cm: Có giá dao động từ 160.000 – 220.000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10cm: Có giá dao động từ 220.000 – 250.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 250.000 – 550.000 đồng/con.
Cá đĩa Albino
“Albino” là tên gọi của bệnh bạch tạng. Đây là một dạng đột biến giảm melanin, khiến da cá có màu sáng hơn, mắt hồng, đỏ, đỏ sẫm,… Cá đĩa Albino nổi bật với cơ thể trắng sáng, toàn thân có thể trắng không tì vết, tạo nên vẻ đẹp lạ mắt cho chúng.
- Kích thước 6 – 8cm: Có giá dao động từ 250.000 – 320.000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10cm: Có giá dao động từ 320.000 – 360.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 400.000 – 700.000 đồng/con.
Cá đĩa trắng
Cá đĩa bạch ngọc hay cá đĩa trắng là loại cá đĩa có thân hình màu trắng. Thích hợp nuôi phong cảnh hoặc thủy đều được.
- Kích thước 6 – 8cm: Có giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10cm: Có giá dao động từ 300.000 – 330.000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 330.000 – 550.000 đồng/con.
Cá đĩa hoa hồng
Cá đĩa hoa hồng hay cá đĩa hoa hồng cover là loài cá dĩa nhân tạo được lai ghép từ nhiều thể gen của các loài cá dĩa khác nhau. Màu nền hoa hồng, thích hợp nuôi tạo phong cảnh.
- Kích thước 6 – 8 cm: Có giá dao động từ 150.000 – 190. 0000 đồng/con.
- Kích thước 9 – 10 cm: Có giá dao động từ 190.000 – 250.0000 đồng/con.
- Kích thước > 10cm: Có giá dao động từ 250.000 – 550.000 đồng/con.
Bạn đã phần nào biết thêm được về những chú cá đĩa xinh xắn này chưa? Nếu có nhu cầu mua, hay được tư vấn về cá cảnh. Hãy đến với Bể Cá Mạnh Tuấn – chúng tôi là chuyên gia.
Thông tin liên hệ
Bể Cá Mạnh Tuấn
Địa chỉ: Số 30/38 ngõ 89 đường Lạc Long Quân – quận Tây Hồ – Hà Nội
Hotline: 097 122 8368
Email: becamanhtuan@gmail.com
Website: https://becamanhtuan.com